Hiển thị các bài đăng có nhãn PHONG THỦY NHÀ Ở. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn PHONG THỦY NHÀ Ở. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 20 tháng 5, 2015

5 loại bảo bối phong thủy giúp tăng tài vận

Có rất nhiều loại bảo bối mà bạn có thể mang theo bên mình như là một món đồ trang sức, dây chuyền... 
5 loại bảo bối phong thủy giúp tăng tài vận
Một số loại khác lại có thể hóa giải các sát khí, mang lại bình an, may man và phát tài cho cả gia đình bạn.

Bảo bối giúp bạn luôn phát tài

1. Nút thắt vô tận

Các nút thắt vô tận là một trong những bùa may mắn được sử dụng nhiều nhất trong thuật xem phong thủy thời phong kiến. Theo quan niệm xưa, nút thắt không có điểm đầu, không có điểm kết thúc đại diện cho một dòng chảy hài hỏa của năng lượng tốt lành - không bị gián đoạn bởi bất kỳ thất bại, tai nạn hay bất hạnh.

Vẻ đẹp hài hòa của nút thắt vô tận tượng trưng cho may mắn trong tình yêu, hôn nhân và cuộc sống. Người ta tin rằng khi mang theo nút thắt bên mình, mọi sự sẽ luôn hanh thông, may mắn nhờ đó cảm thấy bình yên trong tâm hồn.

2. Hạt mã não

Từ lâu, hạt mã não được coi là một bùa may mắn có tác dụng trừ tà mạnh mẽ trong phong thuy. Ở nhiều vùng, mỗi bé gái sinh ra còn được tặng một chiếc vòng mã não để cầu cho đứa trẻ lớn lên bình an, khỏe mạnh.

Ngày nay, tùy thuộc vào số lượng các mắt lên hạt, bùa may mắn giúp chủ nhân thu hút tình yêu nhiều hơn hay để cải thiện sức khỏe. Hầu hết hiện các hạt mã não trên thị trường được làm từ mã não hoặc Carnelian. Tuy vậy, hạt carnelian rất đắt và khó tìm.

3. Phật Di Lặc

Tượng Phật Di Lặc xuất hiện ở rất nhiều trong các gia đình. Nhờ khuôn mặt và thần thái phúc hậu, khuôn trăng hay cười, trong phong thủy nhà ở Phật Di Lặc được coi như vị thần mang lại hạnh phúc, thành công, sức khỏe tốt, hay nói cách khác là "mọi việc đều tốt".

Tượng Phật Di Lặc được bày bán với đủ mọi kích cỡ từ nhỏ tới to phục vụ cho mọi không gian trong gia đình. Nhà rộng thì mua tượng cỡ đại, nhà nào không có điều kiện cũng có thể mua một bức tượng nho nhỏ để bàn hay làm đồ trang sức cá nhân.

4. Con voi

Khi nhắc đến voi, nhiều người sẽ nghĩ đến vẻ đẹp, sức mạnh thầm lặng, lòng tốt và sự uy nghi của con vật to lớn này. Voi hay được sử dụng để cầu bình an thay vì mong ước tài lộc, may mắn kéo đến như các loại tín vật cầu may khác.

5. Đồng xu cổ

Đồng xu cổ Trung Quốc có tác dụng thu hút tài lộc trong gia đình. Khi tài chính tăng lên, tâm trạng con người nhờ đó mà cảm thấy thoải mái cũng như vui vẻ hơn.

Bạn có thể xem ngày để chọn một ngày tốt nào đó và treo một dải xu Trung Quốc trên tường nhà, hay có thể đóng khung nó. Đơn giản hơn, bạn có thể chỉ cần đặt nó ở bất kỳ chỗ nào như bàn trà, bàn làm việc, giá sách...

Tuy vậy, ít người biết đồng xu cổ còn được coi như một tín vật bảo vệ và mang may mắn đến cho gia chủ. Bạn có thể kết hợp chúng như một món đồ trang như bông tai, vòng đeo tay, mặt dây chuyền hay chỉ cần vài đồng xu lẻ trong ví.

Thông thường, các doanh nhân hay để một chuỗi 3 đồng xu buộc bằng dây đỏ ở trong ví để vừa mang may mắn, bảo vệ cho mọi sự bình an cũng như thu hút tiền bạc.


Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Tranh tứ quý Xuân - Hạ - Thu - Đông

Tranh tứ quý Xuân - Hạ - Thu - Đông

Tranh tứ quý Xuân - Hạ - Thu - Đông
Tranh tứ quý trong vai trò là biểu tượng của bốn mùa được hình thành ở những cư dân thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa châu á như Việt Nam và một phần của Trung Hoa lục địa. Về sau, khi đã được nâng lên thành một biểu tượng của nghệ thuật, tứ quý thâm nhập vào nhiều nền văn hoá khác nằm cận kề các khu vực văn hoá thuộc vùng khí hậu nói trên.

Cho tới nay, tứ quý là một trong những biểu tượng nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn hoá truyền thống ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt Nam. Chính bởi giá trị văn hóa tinh thần to lớn mà những bức tranh nghệ thuật tứ quý luôn có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh cũng như trong phong thuy nha o.

Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng. Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào. Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu. Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung. Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng). Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa mai phải vẽ với chim khổng tước (mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc với gà (kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc)...

Xuân thiên mai nhụy phô thanh bạch
Hạ nhật hồng hoa đấu hảo kỳ
Cúc ngạo thu tình hương vạn hộc
Tùng lăng đông tuyết ngọc thiên chi.

Tứ quý trong vai trò là biểu tượng trong xem phong thủy của bốn mùa được hình thành ở những cư dân thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa châu á như Việt Nam và một phần của Trung Hoa lục địa. Về sau, khi đã được nâng lên thành một biểu tượng của nghệ thuật, tứ quý thâm nhập vào nhiều nền văn hoá khác nằm cận kề các khu vực văn hoá thuộc vùng khí hậu nói trên. Cho tới nay, tứ quý là một trong những biểu tượng nghệ thuật được sử dụng nhiều trong văn hoá truyền thống ở các quốc gia thuộc khu vực Đông Bắc á như Nhật Bản, Triều Tiên cùng với Trung Hoa và Việt Nam. Ngoài ra, biểu tượng này còn được các cộng đồng người Hoa và người Việt ở nước ngoài lưu giữ. ở những cộng đồng này, tứ quý được xem như một biểu tượng quan trọng của văn hoá truyền thống.

Bên cạnh những quan niệm bốn mùa được sản sinh từ yếu tố khí hậu của tứ quý trong phong thuy, một yếu tố hết sức quan trọng đã góp phần tạo nên cụm biểu tượng trang trí này là quan niệm bộ tứ của người phương Đông đã được hình thành từ hàng nghìn năm qua. Lối tư duy này được người Hán sử dụng nhiều nhất và lâu đời nhất. Đầu tiên phải kể đến là biểu tượng tứ tượng trong hà đồ của người Trung Hoa, với quan niệm lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Thứ đến là tứ thư trong tứ thư, ngũ kinh - những kinh sách quan trọng của người Trung Hoa và cũng là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của nền văn hiến Trung Hoa. Thông qua Đạo giáo và Phật giáo, người Trung Hoa hình thành nên Tứ đại danh sơn - nơi tu luyện của các vị thần phật, bao gồm: Ngũ Đài sơn, Phổ Đà sơn, Nga Mi sơn và Cửu Hoa sơn. Ngoài ra còn có tứ đại mĩ nhân, tứ Bồ tát, tứ thiên vương…

Trong quan niệm của người phương Đông, xem bói thấy bộ tứ là biểu hiện của sự đầy đủ, vững chắc, vĩnh cửu, hạnh phúc... như tứ phương, tứ trụ, tứ đức... Thậm chí ở Việt Nam, bộ tứ còn được hình tượng hoá thành cụm biểu tượng tứ bất tử gồm bốn vị thần: Sơn Tinh, Chử Đồng Tử, Mẫu Liễu Hạnh và Thánh Gióng, hoặc tứ chính trấn bao gồm xứ Đông, xứ Nam, xứ Đoài và xứ Bắc. Trong một trò chơi dân gian khá thịnh hành trước đây (bài Tam cúc), bốn con bài cùng loại cũng được gọi là tứ quý hay tứ tử trình làng. Người gặp tứ quý khi chơi bài thường nắm chắc phần thắng và tứ quý được xem như một biểu hiện của sự may mắn. Như vậy, xuất phát từ những biểu tượng của bốn mùa nhưng tứ quý trong quan niệm dân gian không còn là một biểu tượng riêng của thời tiết hay khí hậu nữa mà đã biến thành biểu tượng của nhiều điều tốt lành khác. Đặc biệt, khi đã trở thành một biểu tượng của sự may mắn, tứ quý trở thành một niềm ước vọng của mọi người dân bất kể sang hèn.

Qua đó có thể thấy rằng, người dân sử dụng biểu tượng tứ quý để trang trí trong nhà không có nghĩa là chỉ để làm đẹp hay chỉ để xem “lịch bốn mùa” mà còn là để cầu mong sự may mắn. Đây là một nét rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam nói riêng và văn hoá phương Đông nói chung. ở phương Tây, khi cầu nguyện, người ta thường hướng tới một vị thần linh cụ thể với những điều ước cụ thể. Còn ở phương Đông, đặc biệt là ở Việt Nam, người dân có xu hướng tự tìm cho mình những yếu tố may mắn bằng nhiều sự biểu hiện khác nhau như hướng nhà (phong thuỷ), hướng đi, màu sắc, con số... Thậm chí, còn có cả những điều may mắn chỉ do một con nhện đưa lại (!). Chẳng hạn như khi đang dự định một công việc gì quan trọng, nếu nhìn thấy một con nhện đang kéo tơ đi lên thì chắc chắn công việc đó sẽ gặp nhiều thuận lợi...


Thứ Tư, 25 tháng 2, 2015

Tam yếu trong phong thủy

Tam yếu trong phong thuy là gì? Là cổng chính, phòng chủ và nhà bếp. Cổng chính chỉ nơi ra vào. Phòng chủ là nơi ở, nhà bếp là nơi để nấu nướng, đó là ba nơi chủ yếu theo thuật ngữ dương trạch tam yếu trong phong thủy, quan trọng nhất, xem phương hướng của ba nơi này có hài hoà với nhau hay không. Theo thuật PHONG THUY nếu ba bộ phận này hài hoà với nhau, đó là cát trạch, ngược lại sẽ là hung trạch.

Dương trạch tam yếu trong phong thủy

Tầm quan trọng của nước trong phong thủy

Trong phong thuy nước có thể đem lại cảm giác bình yên và tĩnh lặng, rất hữu ích khi bạn cần thư giãn bên cuốn sách sau một ngày làm việc mệt mỏi. Sự xuất hiện và âm thánh róc rách của tiếng nước chảy trong phong thủy được cho là có khả năng giúp tâm trí bạn thư giãn, cuốn theo mọi buồn phiền và giảm trạng thái căng cơ và đau khớp xương của bạn. Được thư giãn sẽ làm bạn cảm thấy tràn đầy năng lương hơn.

Tầm quan trọng của việc bố trí nước trong phong thủy